Chăm sóc tóc bị nấm cứ tưởng phải cầu kỳ tốn công sức lắm, hóa ra lại cực kỳ đơn giản và nhàn tênh. Chỉ cần học ngay các bí kíp đơn giản dưới đây thì nấm và gàu sẽ sớm được loại bỏ. Mặt khác tóc không chỉ được chăm sóc từ bên ngoài, mà những bí quyết này còn giúp bạn khắc phục được cả tình trạng rụng tóc, tóc yếu dễ gãy nhiều ngay từ bên trong.
Danh mục bài viết
Biểu hiện của tóc bị nấm
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc tóc bị nấm bạn nên phân biệt thật rõ nấm tóc là như thế nào.
Nấm tóc tóc cũng như nan tóc và các vùng da xung quanh bị tổn thương do viêm. Nấm tóc về cơ bản có hai dạng chính là Piedra đen và Piedra trắng. Mỗi loại sẽ có biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
- Nấm tóc Piedra đen (do nấm Piedraia hortae gây nên): là các nốt màu nâu hoặc đen xuất hiện dọc theo thân tóc. Nấm bắt đầu khởi phát dưới lớp biểu bì của sợi tóc sau đó lan rộng ra ngoài bề mặt tóc. Khi các nốt nấm lớn về kích thước có thể bọc thân tóc.
- Nấm tóc Piedra trắng (do nấm Trichophyton beigelii gây nên): Loại nấm này cũng khởi phát ở bên dưới lớp biểu bì và phát triển thông qua thân tóc. Các nốt nấm mềm, ít dính và có màu trắng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nấm có màu đỏ, xanh lá cây hoặc màu nâu sáng.
Dưới đây là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị nấm tóc. Khi có những dấu hiệu này bạn không nên lơ là trong việc điều trị và chăm sóc tóc bị nấm nữa:
- Ngứa da đầu dữ dội
- Chân tóc có mọc lên một số nốt mụn li ti và có khuynh hướng lan dần ra xung quanh khu vực bị nấm. Sau đó hợp thành một mảng lớn trên bề mặt da đầu. Khi sờ vào có cảm giác gồ ghề, sưng nề và đóng vảy.
- Tóc ở khu vực tổn thương thường xuyên bị gãy và rụng dần. Nấm càng nhiều thì tóc càng rụng nhiều.
Ngoài ra, tùy theo loại nấm tóc mắc phải mà biểu hiện của từng người bệnh sẽ khác nhau.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bị nấm
Để chăm sóc tóc bị nấm tốt hơn bạn cũng cần phải biết được nguyên nhân gây nấm tóc là gì. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng nấm tóc thường là do nấm dermatophyte. Nấm dermatophyte cũng có rất nhiều loại nhưng với các trường hợp nấm tóc thường là do 2 loại nấm Piedraia hortae và Trichophyton gây nên.
Các loại nấm trên sẽ làm tổn thương tóc và phát triển rất nhanh nếu như gặp các điều kiện thuận lợi dưới đây:
- Da đầu tiết nhiều mồ hôi, bí bách do tóc dày, ẩm ướt thường xuyên, tóc bám bụi nhiều bụi bẩn và dầu.
- Dùng dầu gội đầu không phù hợp hoặc gội đầu sai cách (gãi quá mạnh khiến da đầu bị xước, suy yếu, dễ nhiễm mầm bệnh).
- Đội mũ, đi ngủ hoặc đi ra đường khi tóc còn ẩm ướt chưa khô hẳn.
- Dùng chung các vật dụng cá nhân với người đang bị nấm tóc.
- Tiếp xúc với động vật bị nhiễm các loại nấm trên da
Cách chăm sóc tóc bị nấm
Khi bị nấm tóc chắc chắn bạn sẽ cần phải đi khám bác sĩ da liễu để có liệu trình điều trị phù hợp. Thông thường bạn sẽ được kê đơn sử dụng thuốc hoặc các loại dầu gội trị nấm tóc. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả nhanh chóng và tối ưu nhất bạn còn cần phải có chế độ chăm sóc tóc đúng cách hơn.
Khi tóc được chăm sóc tốt thì kết quả điều trị sau cùng sẽ rất cao, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh nấm tóc quay trở lại. Và dưới đây là một vài bước chăm sóc tóc mà bạn cần tuân thủ khi đang gặp phải tình trạng nấm tóc.
Gội đầu đúng cách
Bước chăm sóc tóc bị nấm cơ bản nhất chính là bạn nên gội đầu 2 – 3 lần một tuần để giữ vệ sinh tóc và da đầu luôn sạch sẽ. Tuy nhiên lúc này bạn nên sử dụng các loại dầu gội chứa hoạt chất kháng nấm đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dòng dầu gội này có thể giúp làm sạch các mảng vảy và tế bào chết trên đầu và tóc. Hơn nữa nấm cũng được loại bỏ hiệu quả hơn.
Trong quá trình gội đầu nên xoa bóp nhẹ nhàng, dùng lực tay vừa đủ, không cào hoặc gãi mạnh để tránh trầy xước da đầu. Sau khi gội xong thì xả lại nhiều lần với nước để làm sạch các mảng vảy và tế bào chết cũng như nấm gây hại đang bám dính trên tóc.
Giữ cho đầu tóc luôn khô ráo
Tóc ẩm ướt, bết rít chính là điều kiện lý tưởng để nấm phát triển mạnh. Do vậy, trong quá trình chăm sóc tóc bị nấm, sau mỗi lần gội đầu nên làm khô tóc thật kỹ. Đồng thời tránh đội nón, mũ, mũ bảo hiểm khi tóc còn ẩm và cũng không đội quá chặt khiến đầu đổ nhiều mồ hôi.
Không uốn, duỗi tóc hay nhuộm tóc
Trong thời gian bị nấm tóc bạn nên tuyệt đối không uốn, duỗi hoặc nhuộm tóc. Bởi tác dụng nhiệt từ các thiết bị tạo kiểu tóc thường khiến nấm sinh sôi và phát triển nhanh chóng hơn. Ngoài ra hóa chất phục vụ cho việc làm tóc có thể gây kích ứng da đầu và làm tổn thương chân tóc. Như vậy tóc càng bị gãy rụng nhiều hơn.
Không dùng chung đồ với người khác
Nấm tóc có thể bị lây từ người này qua người khác. Do đó để chăm sóc tóc bị nấm tốt hơn và ngăn ngừa nấm quay trở lại bạn cần tránh tuyệt đối việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Những vật dụng cá nhân như gối, nón, khăn lau đầu, lược chải tóc chính là những sợi dây lan truyền nấm tóc.
Hạn chế gãi ngứa
Nấm tóc có thể khiến da đầu của bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, nhất là vào những ngày nắng nóng, đầu ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên hãy hạn chế việc gãi ngứa vì việc làm này chỉ gây trầy xước da. Từ đó khiến vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập qua da đầu gây nhiễm trùng và nấm tiếp tục gia tăng.
Tăng cường các thực phẩm có lợi cho tóc
Một trong những cách chăm sóc tóc bị nấm bạn cần biết nó là bạn nên tránh xa các loại thực phẩm cay nóng cũng như các thực phẩm nhiều đường. Thay vào đó bạn nên ưu tiên các thực phẩm như sữa, dầu thực vật, cá, chuối, rau bina, bưởi, bơ, cà rốt, trứng, nha đam, ngũ cốc…Các thực phẩm này vốn rất giàu các dưỡng chất có lợi cho tóc nên có thể giúp tóc khỏe hơn để chống chọi lại với nấm.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là phần giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề nấm tóc và cách chăm sóc tóc bị nấm.
Tóc bị nấm có lây không?
Nấm tóc bản chất có thể lây lan nhất là khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Một số các đồ dùng sau đây nếu dùng chung với người bị nấm tóc có thể khiến bạn bị bệnh này bao gồm: Chăn gối, khăn tắm, lược chải đầu, mũ bảo hiểm, kẹp tóc…
Có thể dùng các nguyên liệu thiên nhiên trị nấm tóc không?
Các biện pháp chữa trị nấm tóc, chăm sóc tóc bị nấm tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên như: muối, chanh, bồ kết…vẫn thường được áp dụng. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ có tác dụng với những trường hợp nấm tóc còn nhẹ và chưa lan xuống da đầu. Riêng với các trường hợp nấm nghiêm trọng thì hoàn toàn không có tác dụng điều trị nấm. Hay nói đúng hơn là các nguyên liệu tự nhiên không đủ khả năng loại bỏ nấm.
Tác hại của nấm tóc là gì?
Nấm tóc là một căn bệnh có thể khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Khi gặp tình trạng ngày, da đầu sẽ nổi nhiều nốt mẩn li ti, lâu dần sẽ lan rộng. Da đâu cũng từ từ đóng vảy rồi bong tróc rơi rụng trên tóc, trên vai áo. Điều này sẽ khiến người bệnh xấu hổ, mất tự tin trong giao tiếp.
Nhiều trường hợp nấm nghiêm trọng còn có kích thước to lộ rõ ra ngoài. Lúc do da đầu cực kỳ ngứa ngáy và tóc cũng trở nên xơ rối, gãy rụng.
Đặc biệt, nếu không chăm sóc tóc bị nấm đúng cách, nấm sẽ ăn sâu xuống da đầu gây viêm nhiễm, tổn thương da da đầu.
Nhìn chung, nấm tóc là một căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng với điều kiện bạn phải kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị đúng đắn. Bên cạnh đó phải luôn chú ý chăm sóc tóc bị nấm đúng cách. Như vậy tóc sẽ vừa sạch ấm vừa trở nên khỏe đẹp hơn.
Thùy cũng như Zema Hair rất hy vọng sau bài chia sẻ cách chăm sóc tóc bị nấm các bạn sẽ áp dụng đầy đủ các nguyên tắc để đánh bay những các biểu hiện nấm tóc đáng ghét kia.